Hủy Trả lời comment của
Hãy đăng nhập để đăng lời bình

14 Bình luận

  • Thực ra ai cũng biết là mình bị điên, trong bản thân toàn các ham muốn xấu xa, ích kỷ, dục vọng, tội lỗi.

    nhưng họ không thừa nhận. Người tâm thần thì họ đơn giản là sống không còn kiềm chế nữa

    • emođiên có tiêu chuẩn nó khác với tự nhận là điên

  • Mọi người không hiểu à, vấn đề ở đây là, dù động cơ của tên giết người là gì, họ cũng đều nhấn mạnh chi tiết "điều trị nội trú tâm thần" chỉ vì họ biết chắc tình tiết này sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận. Nhưng hệ quả của việc này là gấy ra 1 ấn tượng cực kì sai lầm cho mọi người, rằng có tiền sử bị tâm thần thì chắc chắn sẽ gây ra hành vi bạo lực nguy hiểm. Việc hiểu sai như vậy gây cản trở rất lớn cho công tác điều trị bệnh tâm thần, đồng thời còn gây nguy hiểm cho c hính những người có nhận thức sai lầm nữa. Sau tất cả, đây không chỉ là câu chuyện đạo lí suông về nhân quyền hay bình đẳng đâu. 

  • Theo những gì mình tìm tòi sau 15p (mình không phải dân chuyên trong lĩnh vực này), thì các nghiên cứu về sự liên quan giữa bệnh tâm thần và hành vị phạm tội bạo lực (nghiên cứu gần nhất là "Schizophrenia and violence: systematic review and meta-analysis" năm 2009 và "Mental disorder and violence: is there a relationship beyond substance use?" năm 2007) đã chỉ ra rằng người tâm thần có xu hướng thực hiện phạm tội bạo lực nhiều hơn người thường nhưng không nhiều, và đặc biệt tỉ lệ này tăng mạnh khi người đó dùng chất kích thích. Có nghĩa là sự thật khá phũ phàng với ông chú nhà báo ....

  • Tôi thì thấy việc nói ra tiền sử bệnh tâm thần của mấy ông báo này là hoàn toàn chính xác rồi. Cho dù thằng này có đi thảm sát trẻ con vì lý do quái gì đi nữa thì chúng ta sẽ vẫn luôn coi cái vấn đề tâm thần của nó là 1 yếu tố thúc đẩy chính vì chẳng có người bth về tâm thần nào đi làm việc đó cả.

    Nói chung là mấy loại 3 môn 9 điểm thì mình ghét thật nhưng mà hãy ráng giữ cái nhìn khách quan, đúng thì khen sai thì chê chứ đừng hễ cứ nhắc tới báo này báo nọ là lao vào cắn vô tội vạ

    • Cảm nhận chủ quan thì tui cũng nghĩ đưa ra vấn đề tên sát thủ này bị tâm thần là đúng, và mặc nhiên tôi cũng nghĩ là do bị tâm thần nên tên này mới hành động như vậy, mặc dù lý trí tôi cũng nghĩ như vậy là phân biệt đối xử. Có thể chap sau tác giả sẽ lại bẻ lái nguyên nhân phạm tội vì lý do khác. Nhưng căn bản viết báo kiểu này vẫn là truyền thông bẩn, ko ngờ truyền thông kiểu dắt mũi dư luận này lại có từ lâu đời như vậy

       

    • Vấn đề ở đây không phải là việc [anh ta làm thế vì bị tâm thần] là đúng hay sai. Cảnh sát cho hay anh ta từng điều trị nội trú ở BV tâm thần, được rồi, vì đây là thành quả của điều tra chính quy nên cứ cho thông tin đó là đúng đi. Tuy nhiên, cái mà tác giả lẫn người dịch phê phán ở đây là [việc báo chí đưa ra những thông tin đúng nhưng thừa thãi, vô hình trung làm dấy lên những thiên kiến đã tồn tại sẵn có trong tâm trí người đọc]. Đáng nguyền rủa nhất là chúng viết bài như thế để thu hút lượt xem.

    • Tôi sẽ đưa ra một ví dụ về dùng thông tin thừa thãi. Giả sử ở nước Mỹ hôm nay, một anh cảnh sát da trắng phải bắn một nghi phạm da đen vì một lý do xyz nào đó. Tiêu đề bản tin đáng lẽ chỉ đơn giản là [Cop shoots man for...]. Nhưng không, giờ tôi sẽ tăng độ thu hút thêm một nấc bằng cách thêm 2 từ. Tiêu đề mới là [White cop shoots black man for...]. Đó, dù việc thêm thắt như này hoàn toàn dựa vào sự thực và không làm thay đổi nội dung chính của bài báo, song chỉ mới nhìn cái tiêu đề thôi là tôi đã cảm nhận được xú khí của một số thành phần chực chờ cào phím đòi bình đẳng rồi.

    • Phần đông xã hội có xu hướng kết luận vội vàng. Nhiều người khi biết thanh niên kia từng điều trị tâm thần ắt sẽ liên hệ nó với hành vi giết người, bởi "thiên kiến của họ mách bảo vậy". Tương tự như ví dụ về cảnh sát trắng, nghi can đen vs. PBCT mà tôi đưa ra phía trên. Nhưng tương quan đâu đồng nghĩa với nhân quả. Báo chí bẩn khốn nạn ở chỗ chúng tiếp dầu cho lối tư duy nửa mùa ấy.

  • Một thiên đường cho đĩ bút chính là Hợp Chủng Quốc Cờ Sao. Đặc biệt là mấy tin chính trị, cái việc trang tin cánh này hạ bệ người cánh kia là quá bình thường. Còn nhớ cách đây vài năm, mấy nhà đài cánh trái như CNN, MSNBC,... viết tít rất khéo để dắt mũi dư luận ghét Trump. Trump bị gán cho cái mác "racist" không biết do thằng nào đầu têu, nhưng bản thân mình đã xem các clip phỏng vấn và chúng nó dùng để bới móc ổng dưới một góc nhìn khách quan, và chẳng thấy có vấn đề gì cả. 

    Đơn cử một ví dụ. Tiêu đề video của thằng Guardian News đăng cách đây 4 năm: [...Trump attacks CNN reporter...]. Trong khi một số đài có liêm sỉ hơn thì đặt đề là [...Trump clashes with CNN reporter...]. Viết như thằng Guardian News là đang muốn tạo cho người đọc một ấn tượng ban đầu rằng Trump là kẻ sỉ vả người khác vô cớ.

  • Đời cha ông cố nội, ngoại, thân quyến các kiểu sẽ được chúng nó lôi ra. Có bị cái gì thì sẽ lôi ra soi mói cho bằng hết
  • Tôi đặc biệt đồng cảm với nội dung truyền tải ở chương này. Thời gian gần đây nước ta có nhiều vụ đưa thông tin sai lệch, nguồn rất kiểu "trustmebro; nhà t kế bên; em t ở đó; nghe bảo là; theo đoạn chat bị leak là; v.v..." Báo mạng do đám báo đời viết cứ thể theo đó mà bơm đểu, không chút xác minh.

    Rồi lại bàn về danh xưng trong đưa tin. Vi phạm nguyên tắc "suy đoán vô tội" nhan nhản (“Bất kỳ người bị buộc tội nào đều có quyền suy đoán là không phạm tội cho đến khi lỗi của người đó được xác định theo một trình tự do pháp luật quy định bằng phiên tòa xét xử công khai của Tòa án với sự bảo đảm đầy đủ khả năng bào chữa của người đó”). Dùng những từ đầy ám chỉ, thiếu khách quan, quy kết như "hung thủ, sát nhân, kẻ giết người, kẻ thủ ác". Trong khi từ đúng được quy định gồm nghi phạm, bị can, bị cáo.

    • Rồi đào bới” thông tin trong quá khứ của nghi phạm, “moi móc” thông tin về người thân theo hướng bất lợi cho nghi phạm.

      Rồi đưa tin quá đậm, tới mức dày đặc về các vụ án giết người. Nhiều bài báo còn mô tả chi tiết, rùng rợn, kết hợp với một số kết luận có tính suy diễn, quy chụp làm méo mó bản chất sự việc; gây hoang mang trong xã hội.

      Tất nhiên những tên giết người như trong truyện tôi xếp ngay vào hạng cặn bã nhất của xã hội, nhưng nếu vào vai trò là người đưa tin thì những cảm nhận chủ quan phải được tiết chế, mang cái nhìn trung dung. Như ta thấy ở chương này, vì giẫm lên quy tắc hành nghề báo nên kích luôn hiệu ứng domino, vạ lây những người bệnh tâm thần ăn ngay ở lành, khao khát tái hòa nhập xã hội. 

  • Như đã nói ở những chap trước, truyền thông ko còn là đưa tin MÀ NÓ LÀ CÔNG CỤ KIẾM TIỀN. Càng thu hút sự chú ý, thì bên truyên thông họ càng có tiền. Ông bác nói đúng đấy, tiết lộ tội phạm bệnh tâm thần mà ko màng đến ảnh hưởng của nó với nhóm người thiểu số, tất cả chỉ để thu hút sự chú ý của dư luận. Dù họ có nói dựa trên quy tắc gì thì quy tắc đó cũng đã gạt bỏ sự thật "bệnh nhân tâm thần vẫn là người, họ vẫn có quyền công dân". Dòng chảy dư luận, dòng chảy của niềm tin vào việc bệnh nhân tâm thần chỉ là lũ bệnh hoạn ko nhân tính, KO 1 AI CÓ THỂ THAY ĐỔI NÓ. Người ta thường bảo đi theo dư luận thì sẽ giảm mức độ tư duy và thấu hiểu, trường hợp này đúng thật. Khi đọc arc này và đồng cảm với nhân vật, vẫn thật khó để ghét bỏ hoàn toàn người tâm thầ. Giờ đây trong tâm trí mọi người, những người tâm thần ko còn là người nữa rồi. Giờ khó cho main đây